Kỳ thi kỹ năng đặc định ngành thực phẩm đã được tổ chức tại Nhật Bản và đã có kế hoạch tổ chức tại Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy việc chuẩn bị các kiến thức để sẵn sàng là cực kỳ quan trọng đối với người lao động. Tham khảo ngay trọn bộ tài liệu ôn thi kỹ năng đặc định ngành thực phẩm CỰC CHUẨN mà chúng tôi mới UPDATE nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
1. Nội Dung Thi Tay Nghề Kỹ Năng Đặc Định Ngành Thực Phẩm
Đối với ngành Chế biến thực phẩm, nội dung bài thi sẽ gồm các phần liên quan đến quy trình quản lý vệ sinh an toàn, chất lượng, quy trình sản xuất, an toàn lao động.
Các bài thi đều có 2 phần gồm lý thuyết và thực hành
Thi lý thuyết
Định dạng câu hỏi là phương pháp chân lý (công thức ○ ×)
30 câu hỏi, thời gian thi 60 phút
Thi thực hành
Dạng câu hỏi sẽ là một bài kiểm tra công việc cho một số nhiệm vụ hoặc một bài kiểm tra khả năng phán đoán cho phép bạn đưa ra các phán đoán và phán đoán chính xác trong các tình huống sử dụng hình ảnh và hình ảnh minh họa.
Đề gồm 3 câu hỏi, dạng câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài là 20 phút.
2. Trọn Bộ Tài Liệu Ôn Thi Kỹ Năng Đặc Định Ngành Thực Phẩm
Tài liệu ôn thi cho ngành nhà hàng và chế biến thực phẩm chính thức từ hiệp hội dịch vụ thực phẩm Nhật Bản công bố. Bộ tài liệu giới thiệu những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần có để làm việc trong ngành chế biến thức ăn và đồ uống (tại các nhà máy thực phẩm, v.v…) thuộc Kỹ năng đặc định loại 1.
Tài liệu ôn thi kỹ năng đặc định Chế biến thực phẩm giới thiệu kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết cho công việc, nhưng cũng có trường hợp khác với quy định của nơi làm việc thực tế tùy từng nội dung. Quan điểm cơ bản là giống nhau tuy nhiên cách thức thực hiện có thể khác nhau tùy theo từng công ty. Trong trường hợp đó, hãy tuân thủ quy định nơi bạn làm việc.
3. Nội Dung Tài Liệu Ôn Thi Kỹ Năng Đặc Định Ngành Thực Phẩm
Chương 1 Kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng
- Vì sao an toàn thực phẩm lại quan trọng?
- Bức tranh tổng thể để cung cấp thực phẩm an toàn
- Kiến thức cơ bản về ngộ độc thực phẩm
- 3 nguyên tắc phòng chống ngộ độc thực phẩm
- 3 yếu tố làm gia tăng vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm
- Quản lý nhiệt độ và thời gian để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật
(1) Nhiệt độ và thời gian có liên quan đến sự phát triển của vi sinh vật
(2) Vấn đề nấm mốc
(3) Quản lý nhiệt độ và thời gian rất quan trọng trong sản xuất thực phẩm
Chương 2 Kiến thức cơ bản về quản lý vệ sinh chung
- Những việc cần làm trước khi bước vào nơi làm việc
- (1) Quản lý vệ sinh
- (2) Về trang phục lao động
- (3) Sử dụng con lăn bụi, phòng thổi khí, rửa tay, vệ sinh giày, v.v
- Việc cần thực hiện trước khi làm việc
(1) Xác nhận nội dung công việc
(2) Kiểm tra trước khi sử dụng các máy móc, thiết bị, dụng cụ
(3) Làm sạch và khử trùng máy móc, thiết bị và dụng cụ
- Những lưu ý trong khi làm việc
(1) Những lưu ý chung
(2) Những lưu ý khi vận hành máy móc
(3) Những lưu ý về vệ sinh trong khi làm việc
(4) Những lưu ý khi xử lý sản phẩm trong khi đang làm việc
- Việc cần thực hiện sau khi làm việc
- Nỗ lực trong hoạt động 5S
- Vấn đề lẫn dị vật và việc quản lý
Chương 3 Kiến thức cơ bản về quản lý công đoạn sản xuất
- Quản lý nguyên liệu
(1) Quan niệm cơ bản về quản lý nguyên liệu
(2) Kiểm tra việc tiếp nhận nguyên liệu
- Quản lý công đoạn sản xuất và những điểm lưu ý
(1) Bảo quản nguyên liệu và sản phẩm dở dang (sản phẩm trung gian)
(2) Công đoạn gia nhiệt
(3) Công đoạn làm lạnh
(4) Công đoạn cấp đông
(5) Công đoạn đóng gói
- Quản lý sản phẩm
(1) Xét nghiệm vi sinh vật của sản phẩm
(2) Những lưu ý khi lưu trữ sản phẩm
(3) Những lưu ý khi quản lý hàng mẫu bảo quản
(4) Những lưu ý khi quản lý nhiệt độ trong quá trình vận chuyển
- Quản lý thực phẩm gây dị ứng
(1) Thực phẩm gây dị ứng cần được quản lý
(2) Phòng chống ô nhiễm chéo
- Quản lý hóa chất
Chương 4 Kiến thức về quản lý vệ sinh công đoạn sản xuất theo HACCP
- HACCP là gì?
- Nhận biết mối nguy hiểm chính
- 7 nguyên tắc của HACCP
- Những nhiệm vụ quan trọng tại nơi làm việc
Chương 5 Kiến thức về an toàn vệ sinh lao động
- Có nhiều nguy hiểm tại nơi làm việc
- Ý thức rằng nguy hiểm “có thể xảy ra”
- Làm việc an toàn bắt đầu từ trang phục đúng
- Tuân thủ quy trình làm việc theo quy định
- Nghiêm chỉnh thực hiện hoạt động 5S để nâng cao an toàn.
- Cùng nhau làm việc an toàn để tạo nên môi trường làm việc an toàn
- Nếu xảy ra tình trạng bất thường hoặc tai nạn lao động!
Để có thể ôn thi đạt hiệu quả cao, các bạn nhớ nắm rõ tài liệu chúng tôi đã chia sẻ. Đồng thời, đừng ngần ngại liên hệ với Aloha để được tư vấn, hướng dẫn kỹ hơn.