Trùm Mẹo Hay Làm Đề Thi JLPT Bạn Nhất Định Phải Biết
Tokutei Visa bật mí cho bạn những mẹo hay làm đề thi JLPT mà nhất định bạn phải áp dụng khi đi thi để chinh phục bài thi JLPT và đạt được số điểm cao nhất trong kì thi sắp tới.
1. Tổng Quan Về Đề Thi JLPT Các Cấp Độ
Đề thi JLPT hiện nay gồm 3 phần thi chính, chú trọng vào kỹ năng là đọc và nghe được chia thời gian như sau:
N1
- Phần thi từ vựng: 110 phút
- Phần thi nghe: 60 phút
N2:
- Phần thi từ vựng: 105 phút
- Phần thi nghe: 60 phút
N3:
- Phần thi từ vựng: 30 phút
- Phần thi đọc hiểu và ngữ pháp: 70 phút
- Phần thi nghe: 40 phút
N4:
- Phần thi từ vựng: 30 phút
- Phần thi đọc hiểu và ngữ pháp: 60 phút
- Phần thi nghe: 35 phút
N5:
- Phần thi từ vựng: 25 phút
- Phần thi đọc hiểu và ngữ pháp: 50 phút
- Phần thi nghe: 30 phút
Mỗi một phần trong đề thi JLPT có dạng câu hỏi khác nhau. Chính vì vậy, ở từng phần bạn phải có chiến lược riêng thì sẽ hoàn thành các câu hỏi nhanh nhất và có đáp án đúng.
2. Mẹo Hay Làm Đề Thi JLPT Theo Phần
2.1 Phần thi đọc hiểu
“Đọc hiểu” là phần thi cực kì quan trọng trong tất cả các kỳ thi của bất cứ ngôn ngữ nào. Riêng với tiếng Nhật, với những đặc thù như chữ Hiragana, Katakana kết hợp với Kanji, ngữ pháp phức tạp, dễ gây hiểu lầm,.. “Đọc hiểu” là một thách thức không nhỏ đối với người học và dự thi.
Một số mẹo để làm tốt phần Đọc – Hiểu
- Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới: Đối với câu hỏi này rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Do đó bạn nên đọc kỹ qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, sẽ có đáp án cho bạn.
- Các dạng câu liên quan đến nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?” Đây là dạng câu hỏi diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”
- Câu hỏi xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì chính vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là đáp án
- [Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc câu hỏi. Phần mấu chốt khá ngắn chỉ tốn cho bạn khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề sẽ được cải thiện.
- Lưu ý những đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.
- Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ. Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả.
- Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.
- Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, sẽ nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.
- Từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa hoặc là quan điểm của tác giả nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.
- Với các câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án >>> phương pháp loại suy
- Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau. Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau
- Nếu gặp câu hỏi có cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B thì tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bật B chính là quan điểm của người đặt câu hỏi. Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B. Phần này cũng nên xem kỹ.
- Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”, đều là nội dung rất quan trọng. Nên phải xem kỹ.
Còn tiếp
Tham khảo thêm các thông tin: